Thư gửi: Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giải năm học mới 2009 – 2010
Nhân ngày khai giảng năm học mới và ngày “toàn dân đưa trẻ đến trường”, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng. Ngày càng nhiều địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Năm qua cũng đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy và học tập. Chất lượng và hiệu quả giáo dục có tiến bộ, đặc biệt là về giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục lý tưởng, ý chí, hoài bão để xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các bậc học, cập học đều tăng lên. Phần lớn các địa phương đều có thêm trường khang trang, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; điều kiện dạy và học của thày và trò từng bước được cải thiện. Đây là những kết quả quan trọng góp phần nâng cao dân trí, giáo dục công dân, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tôi nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực và những thành tựu của ngành giáo dục, đặc biệt là các tập thể, cá nhân đi đầu trong các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua của ngành, biểu dương các nhà giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
------------
BỨC TÂM THƯ CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VỀ GIÁO DỤC
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân vừa gửi bức thư đầy tâm huyết của mình tới lãnh đạo 63 tỉnh, thành trong cả nước với mong muốn: “Tạo tiền đề đáp ứng tốt hơn yêu cầu hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới”.
Mở đầu bức thư, Phó Thủ tướng đã trình bày những việc làm tích cực của ngành giáo dục trong năm qua với 3 cuộc vận động lớn và 1 phong trào thi đua.
“Đây chính là hình thành cơ chế toàn hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội chăm lo phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh” - Phó Thủ tướng khẳng định.
Chủ đề năm học mới là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Do vậy, trong thư Phó Thủ tướng tha thiết đề nghị các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, Thành uỷ, HĐND và UBND tỉnh, thành phố đặc biệt quan tâm tới 5 nhiệm vụ quan trọng của năm học mới.
Theo đó, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, Phó Thủ tướng mong muốn, mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có một đổi mới trong dạy học hoặc quản lý giáo dục, mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học, mỗi tỉnh có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học.
Phấn đấu giảm tỷ lệ học sinh bỏ học trong cả nước xuống dưới 0,5%. ở THCS và THPT. Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc - chép”, đồng thời rút kinh nghiệm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 để ổn định tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2010.
Về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các địa phương cần tổ chức tuyên dương các gia đình, các xã đạt danh hiệu gia đình khuyến học, xã khuyến học. Tiếp tục tổ chức tốt cuộc vận động quyên góp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh vùng khó khăn.
Phấn đấu thực hiện được yêu cầu “3 đủ” đối với học sinh: “đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở”. Tổ chức “Lễ Tri ân và trưởng thành” cho học sinh lớp 12 tại các trường trung học phổ thông trên toàn quốc. Mỗi địa phương (tỉnh, huyện) tổ chức bầu chọn, tuyên dương, khen thưởng 01 thầy giáo và 01 cô giáo được học sinh yêu quý nhất do học sinh và các tổ chức xã hội, các cựu học sinh tôn vinh.
Với nhiệm vụ trọng tâm của năm học là “Đổi mới công tác quản lý giáo dục”, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần điều chỉnh từng bước cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho các cấp học theo hướng ưu tiên ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo chi cho giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo tiền lương cho đội ngũ nhà giáo và kinh phí hỗ trợ cho đối tượng học sinh chính sách, học sinh nghèo.
Còn về “Phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục”, Phó Thủ tướng cho biết, bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho các địa phương đã hoàn thành chương trình kiên cố hóa, nhà công vụ của năm 2009 trước 3 tháng.
Phấn đấu đến hết tháng 6/2010, hoàn thành trên 50% chỉ tiêu quốc gia Chương trình kiên cố hoá trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên. Xây dựng và triển khai đề án xây dựng nhà ở cho học sinh dân tộc bán trú; Đề án phát triển giáo dục ở 61 huyện khó khăn nhất, Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2015.
Với nhiệm vụ,“Chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, Phó Thủ tướng khẳng định, kiên quyết khắc phục việc thiếu giáo viên tại một số tỉnh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được tuyển dụng.
Mỗi tỉnh, thành phố cần xác định nhu cầu giáo viên các cấp học, các môn học giai đoạn 2009 - 2015, lập kế hoạch đào tạo giáo viên theo nhu cầu của tỉnh, đặt hàng các đại học, cao đẳng sư phạm trong và ngoài tỉnh đào tạo, kết hợp các chính sách khuyến khích giáo viên công tác tại địa phương.
“Triển khai việc luân chuyển giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục công tác lâu năm ở những vùng khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa về những nơi có điều kiện thuận lợi hơn” - Phó Thủ tướng lưu ý.
Cuối thư, Phó Thủ tướng mong muốn sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể và các địa phương trong cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi chủ đề của năm học mới.
(Hồng Hạnh, Dân Trí)
------------
OBAMA TO TELL STUDENTS TO TAKE RESPONSIBILITY
By ANN SANNER, Associated Press Writer Ann Sanner, Associated Press Writer 2 hrs 30 mins ago
WASHINGTON – Take responsibility for your education. Go to class and listen. Don't let failures define you.
That's the advice President Barack Obama will give schoolchildren Tuesday in a speech that drew fire even before he delivered it.
"We need every single one of you to develop your talents, skills and intellect so you can help solve our most difficult problems," Obama said. "If you don't do that — if you quit on school — you're not just quitting on yourself, you're quitting on your country."
The White House posted Obama's remarks on its Web site Monday.
The president was to deliver the talk at Wakefield High School in Arlington, Va., a Washington suburb. The speech will be broadcast live on C-SPAN and on the White House Web site.
In the prepared remarks, Obama tells young people that all the work of parents, educators and others won't matter "unless you show up to those schools, pay attention to those teachers."
Obama's planned talk has proven controversial, with several conservative organizations and individuals accusing him of trying to pitch his arguments too aggressively in a local-education setting. White House officials, including Education Secretary Arne Duncan, have said the allegations are silly.
Obama makes no reference in his prepared remarks to the uproar surrounding his speech. Nor does he make an appeal for support for tough causes such as his health care overhaul. He uses the talk to tell kids about his at-times clumsy ways as a child and to urge them to set goals and work hard to achieve them.
"At the end of the day, we can have the most dedicated teachers, the most supportive parents and the best schools in the world," Obama says. "And none of it will matter unless all of you fulfill your responsibilities."
Some conservatives have called on schools and parents to boycott the address. They say Obama is using the opportunity to promote a political agenda.
Schools don't have to show the speech. And some districts have decided not to, partly in response to concerns from parents.
Duncan's department has also taken heat for proposed lesson plans distributed to accompany the speech.
The education secretary has acknowledged that a section about writing to the president on how students could help him meet education goals was poorly worded and has been changed.
In his remarks, Obama leaves the students with some words of encouragement.
"I expect great things from each of you," he said. "So don't let us down — don't let your family or your country or yourself down. Make us all proud. I know you can do it."
On the Net:
White House: http://www.whitehouse.gov
------------
Họ tên: Trần Nguyễn Kỳ Duyên
Địa chỉ: TP. Hồ Chí Minh
Email: chauduyen@hcm.fpt.vn
Tiêu đề: Tâm đắc với lời dạy của Bác trong việc học ngoại ngữ
Nội dung: Tôi là một giáo viên dạy Tiếng Anh và tôi rất tâm đắc với lời khuyên của Bác trong việc học Ngoại ngữ. “Mỗi ngày chỉ cần học và biết cách sử dụng ba từ và phải thực hành đều đặn hàng ngày thì trong một năm người học đã có khả năng sử dụng được ngôn ngữ ở mức độ giao tiếp thông thường để hiểu nhau”. Tôi đã làm theo lời khuyên của Bác, một người uyên bác không chỉ trong lĩnh vực sử dụng ngoại ngữ mà còn nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Đây cũng là lời nói đầu tiên của tôi khi bắt đầu hướng dẫn bất kỳ học viên nào bắt đầu học Tiếng Anh. Ý nghĩa lời khuyên của Bác là: “Kiên trì, nhẫn nại, nhất định sẽ thành công”.
http://www.vietnamnet.vn/blogviet/2007/05/696373/
------------
Bác Hồ học ngoại ngữ như thế nào?
Mình có quen một anh bạn học Đại học ngoại ngữ Hà Nội, và qua câu chuyện của anh mình hiểu thêm về ý chí kiên cường, và lòng quyết tâm của Bác. Nay mình xin trích lại câu chuyện đó cho mọi người cùng đọc.
Ngoài các ngoại ngữ phổ biến như Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Bác Hồ của chúng ta còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác đã ghi: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga". Nhưng trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập.
Bác Hồ học tiếng Pháp như thế nào?
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm mục đích tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng bằng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì đó là "trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân". Bác đặt ra quyết tâm: "Nhất định phải học viết cho kỳ được". Vì thế, dù trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi thứ, nhưng Người cũng tìm ra được phương pháp học cho riêng mình.
Bacho02.gifNgay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp, mỗi lúc rảnh rỗi, Bác đều tìm đến hai người lính trẻ được giải ngũ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết cái gì, muốn biết đồ vật nào đó bằng tiếng Pháp, Bác đều chỉ tay hỏi người Pháp, rồi Bác viết vào một mẩu giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để tranh thủ vừa làm, vừa học. Có khi Bác viết hẳn vào cánh tay. Tối tối sau khi đi làm về, Bác rửa tay, rồi lại ghi những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Sau mỗi bài báo viết bằng tiếng Pháp, Bác đều chép thành 2 bản, một bản lưu giữ lại, còn bản kia gửi cho Toà soạn.
Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Toà soạn rằng: "Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi". Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, nhưng Bác lại cẩn thận xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toà soạn báo đã sửa lại cho mình như thế nào. Theo chỉ dẫn của những chủ bút, Bác tập viết đi viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, khi lại viết ngắn lại cho súc tích…
Dù công việc bận bịu tới đâu, nhưng cứ sau mỗi ngày làm việc, Bác lại tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa là tự trau dồi kiến thức. Bác thường tìm đọc những tác phẩm của Tônxtôi để học tập cách viết, cách lập luận, rồi Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo "Người cùng khổ" viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Toà soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải "cáng đáng" mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Thầy dạy Bác tiếng Anh chính là … Bác!
Biết tiếng Pháp rồi, Bác đã tìm sang tận đất nước Anh. Đặt chân lên đất nước Anh. Bác đã tìm ngay cho mình một công việc để làm, công việc đầu tiên của Bác trên đất nước Anh là đốt lò, sau vì quá vất vả khiến ốm mất hai tuần, Bác liền chuyển sang xin làm thuê tại Khách sạn Carlton.
Bacho01.gifThường ngày Bác phải làm từ 8 giờ sáng tới 12 giờ, chiều từ 5 giờ tới 10 giờ đêm. Bác "thắt lưng, buộc bụng" để có chút tiền mua sách vở. Phương tiện học duy nhất của Người cũng chỉ có vài quyển vở và một cây bút chì. Sớm chiều Bác ra Vườn hoa Haydơ, nơi có nhiều cây to, cột đèn xưa để tự học.
Sau này Bác tiết lộ, sở dĩ Bác thường ra đó để học "vì ở đó thời tiết thường rất lạnh, nên khi học sẽ không thể buồn ngủ được, có như thế mới tập trung vào học". Sau một tuần đi làm, Bác dành dụm tất cả số tiền kiếm được để cùng với vị Giáo sư người Ý học thêm tiếng Anh vào buổi cuối tuần. Bác đã tận dụng mọi nơi, mọi lúc có thể để học tiếng Anh. Rơ-nê-Đi-pét đã viết về Bác trên tờ báo "Phong trào" rằng: "Trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở mỗi nơi tàu dừng lại, đối với anh Ba đều là một trường Đại học. Ở đó, anh đã trực tiếp thu lượm được những hiểu biết."
Trong thời gian ở London, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau để có tiền ăn học. Trong thời gian chiến tranh, Bác đã dành nhiều thời giờ để nghiên cứu lịch sử thế gới, học tiếng Anh và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa. Vừa học tiếng Anh, Bác vừa tìm hiểu nền văn hoá và lịch sử nước Anh, đặc biệt là nước Mỹ. Riêng tài liệu nói về Mỹ của Bác đã lên đến hàng mấy trăm bài, với các thể loại khác nhau, đề cập toàn diện và sâu sắc đến nước Mỹ. Với Bác, việc đọc nhiều sách báo của Mỹ, học tiếng Anh để hiểu tường tận hơn thế giới và để lãnh đạo cách mạng một cách khoa học hơn…
kimleewan
Source: http://my.opera.com/Ti%20anh/blog/show.dml/1497618